thegioiceo.com
Online 96 | Đăng nhập
Châu Âu bước vào khủng hoảng ngân hàng?
03-05-2010  1596
Trong khi châu Âu tính toán về hướng giải quyết khủng hoảng Hy Lạp, một virus nguy hiểm đang lan mạnh.

Đã nhiều tháng nay, những nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên minh châu Âu chần chừ về một gói giải cứu dành cho Hy Lạp, họ ngại ngần với gói giải cứu với chi phí khoảng 61 tỷ USD.

Nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường đẩy chi phí vay tiền của Hy Lạp lên mức 2 con số. Nhà đầu tư, lo lắng về khả năng virus này sẽ lan rộng khắp khu vực Nam Âu, đã bán tháo cổ phiếu và trái phiếu của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Khi virus lan rộng, các thị trường chỉ trích các ngân hàng và công ty bảo hiểm châu Âu vì sự tham gia của họ vào một trong những thảm họa nợ nước ngoài tệ hại nhất trong lịch sự. Khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ kết hợp lại với nhau, khoản tiền 61 tỷ USD mà châu Âu đưa ra để giải quyết cuộc khủng hoảng đó xem chừng không thấm là bao.

Các ngân hàng và công ty bảo hiểm của châu Âu nắm giữ khoảng 193 tỷ USD nợ chính phủ Hy Lạp. Thế nhưng đây không phải là vấn đề trọng tâm. Nhiều công ty cùng nắm giữ số nợ này. Ngân hàng Commerzbank và ngân hàng ING, mỗi ngân hàng nắm khoảng 3,9 tỷ USD nợ chính phủ Hy Lạp. Việc thiệt hại 50% số tiền này sẽ tạo ra một số ảnh hưởng xấu thế nhưng không khỏi khiến các tổ chức ngân hàng châu Âu chấn động.

Vấn đề lớn hơn là căn bệnh đó rất khó chữa và có thể di căn. Chuyên gia Daragh Quinn thuộc Nomura International nhận xét: “Những lo lắng về nợ nước ngoài đang lan tới Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha.” Cuối tháng 4/2010, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's không chỉ hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp mà còn hạ xếp hạng của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đến lượt Tây Ban Nha.

Nhà đầu tư hiện đang lo lắng về “sức khỏe” tài khóa của nhóm nước nhỏ thuộc châu Âu. Chi phí vay tiền của chính phủ Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ireland tăng chóng mặt. Mỗi nước này có thể buộc phải tìm đến gói giải cứu và phá cam kết trả hoàn toàn nợ.

Ngân hàng châu Âu “đau đầu” vì Hy Lạp

Dù có thể điều tồi tệ nhất không đến, các ngân hàng châu Âu sẽ vẫn có quá nhiều vấn đề phải giải quyết. Tập đoàn bảo hiểm Fortis liên doanh Bỉ và Hà Lan, nắm khoảng 5,4 tỷ USD nợ chính phủ Hy Lạp và ngoài ra 4,1 tỷ USD nợ chính phủ Bồ Đào Nha.

Các ngân hàng châu Âu không công bố rõ ràng họ nắm giữ bao nhiêu tỷ euro nợ xấu thế nhưng chắc chắn rằng con số này đang tăng dần lên. Nhóm ngân hàng châu Âu nắm khoảng 240 tỷ USD nợ chính phủ Bồ Đào Nha, con số này đối với Tây Ban Nha khoảng 832 tỷ USD. Một số ngân hàng lớn chìm sâu vào những rắc rối với Hy Lạp. Ngân hàng hàng đầu nước Pháp Crédit Agricole và Société Générale nắm cổ phần lớn tại ngân hàng Hy Lạp. Chi nhánh tại Hy Lạp của Société Générale liên tục thua lỗ từ năm 2003.

Vấn đề thứ hai bắt nguồn từ Hy Lạp đang ảnh hưởng đến các ngân hàng chính là các thế chấp. Ngân hàng Trung ương châu Âu hoạt động thông qua các khoản vay ngắn hạn dành cho các ngân hàng thương mại. Trong những trường hợp này, Ngân hàng Trung ương châu Âu chấp nhận trái phiếu chính phủ mà các ngân hàng đang sở hữu như vật thế chấp.

Với xếp hạng nợ hiện nay, trái phiếu Hy Lạp không còn có thể được dùng làm vật thế chấp Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể phải điều chỉnh quy định về chấp nhận thế chấp để giúp các ngân hàng Hy Lạp hoạt động. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nếu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục bị hạ xếp hạng tín dụng xuống mức tương tự.

Theo ông Jacques Cailloux, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ có thể phải chấp nhận tất cả các loại nợ chính chính phủ làm thế chấp bất chấp xếp hạng, ngoài ra có thể phải quay lại áp dụng chính sách cho vay không hạn chế để cứu các ngân hàng.

“Căn bệnh” của châu lục

Các ngân hàng châu Âu còn đương đầu với vấn đề khác. Ngày 27/04/2010, S&P hạ xếp hạng nợ của Hy lạp, cổ phiếu của ngân hàng Lloyds Banking Group hạ 8%. Tập đoàn ngân hàng Lloyds không có hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến Hy Lạp.

Lo lắng về cuộc khủng hoảng ngân hàng tiềm tàng hiện đang khiến người ta tính đến một chương trình giải cứu không chỉ dành riêng cho Hy Lạp với sự dẫn đầu của châu Âu. Ông David Mackie, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Âu tại JP Morgan Chase ở London, nhận xét: “Có thể đã đến lúc tính đến lựa chọn cuối cùng. Châu Âu cần phải phải đưa ra biện pháp mạnh tay hơn.”

Những gì ông Mackie nói đến có phần giống như Chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) tại Mỹ, chương trình đã cấp hàng trăm tỷ USD cho ngân hàng hàng đầu của Mỹ. Trong trường hợp này, các ngân hàng châu Âu sẽ là đối tượng hưởng lợi lớn nhất.

Ông Mackie tính toán rằng trong trường hợp xấu nhất, tổng số tiền cứu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland và Hy Lạp có thể tiêu tốn tới 8% GDP của châu Âu tương đương 792 tỷ USD. Ông Mackie nói: “Con số vài trăm tỷ USD có vẻ lớn thế nhưng châu Âu đủ khả năng để hỗ trợ cho các ngân hàng và những nước này. Khả năng khác có thể xảy ra là các nước tuyên bố vỡ nợ và vấn đề tồn tại trong hệ thông ngân hàng bùng nổ, mọi chuyện sẽ còn tệ hại hơn.”

Thanh Vân
Theo Dân Trí/Businessweek


Bạn hãy click thích trang này trên facebook để cập nhật nhanh thông tin về những bài viết hay và hữu ích.

Thế giới CEO © 2024 PMV Corp, Tel:028.37156156, Tòa Nhà SBI, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam

Liên kết: Xem quảng cáo | Data Center | Mua Tên Miền | Mua Hosting | Xem Bản Đồ | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Ẩm Thực VIP | Vào học | Ảnh Plus