thegioiceo.com
Online 382 | Đăng nhập
CQ - bí quyết vàng cho thành công của các tập đoàn đa quốc gia
14-04-2010  2124
Các tập đoàn đa quốc gia chú trọng nhiều hơn đến chỉ số CQ, chỉ số am hiểu văn hóa. Thiếu kiến thức văn hóa, họ khó có thể duy trì sự tồn tại ở nước bản địa.

Việc phát triển chỉ số CQ hiện là ý tưởng quản lý thịnh hành trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Trong bộ phim “Vút bay”, giám đốc điều hành tại một công ty tư vấn việc làm khiến đồng nghiệp cũ của cô hoảng sợ khi nói đến từ “glocal”. Từ này là kết hợp giữa “toàn cầu (global)” và “địa phương (local)”, cô giải thích từ này có nghĩa là các công có thể sa thải người và đưa ra lời khuyên về việc họ cần tiếp tục làm điều gì, sử dụng một khuôn mẫu có sẵn, đưa thông điệp này lên một trang mạng, như vậy không cần phải đi xa để thông báo tin đó trực tiếp.

Hollywood không sáng tạo ra từ ngữ trên. Trên thực tế từ đó đã xuất hiện từ thập niên 1980. Thuật ngữ này phổ biến khắp thế giới bởi rất nhiều nhà xã hội học trong thập niên 1990. Thuật ngữ này thường được liên hệ với một khái niệm quản lý của Nhật có tên dochakuka (global localisation) với nghĩa địa phương hóa toàn cầu. “Glocals” cũng trở thành thuật ngữ phổ biến để nói đến những người lao động thường xuyên chuyển chỗ ở vì công việc yêu cầu họ phải di chuyển trên khắp thế giới.

Thế nhưng thông thường, khi Hollywood cố gắng minh họa thế giới kinh doanh, nhà làm phim hay hiểu sai. Trong “Vút bay”, từ glocal đã bỏ qua sự tiếp xúc giữa người với người và sự hiểu biết cần có để có thể phát huy tác dụng ở cấp độ địa phương. Trong tất cả các nghĩa được sử dụng cho đến khi Holywood bóp méo nó, từ “glocal” được sử dụng để giúp các công ty tránh sự cứng nhắc trong hoạt động, công ty đó cần phải hiểu và thích nghi với những đặc điểm tại địa phương.

Cuốn sách mới có tên “Đi đầu với sự am hiểu về văn hóa” được viết bởi David Livermore, một chuyên gia quản lý, đã giải thích tại sao những tập đoàn đa quốc gia hiện đại cần hiểu tận gốc địa phương họ đang kinh doanh và tại sao họ cần phải hiểu điều này. Thông điệp đó không chỉ có ý nghĩa đối với đối với hoạt động marketing mà còn đối với hoạt động tuyển dụng và điều hành đội ngủ nhân lực tại nhiều khu vực trên thế giới.

Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, ông Livermore nhận xét việc điều hành công việc kinh doanh tại các nền kinh tế khác nhau là một trong những thách thức lớn nhất của các tập đoàn đa quốc gia từ nhiều nước chứ không phải chỉ riêng tập đoàn Mỹ, nhóm tập đoàn phụ thuộc nhiều vào thị trường các nước mới nổi về nhân lực và tăng trưởng doanh số.

Theo khảo sát đối với 68 giám đốc điều hành được đề cập đến trong cuốn sách, khoảng 90% lãnh đạo coi việc điều hành công việc kinh doanh tại nhiều nền văn hóa như vấn đề hóc búa nhất họ phải đương đầu.

Ông Livermore tóm tắt giải pháp cho vấn đề quản lý vào một từ, thước đo mới CG (cultural-intelligence quotient), hay còn gọi là chỉ số am hiểu văn hóa.
 
Ông Livermore tin rằng các công ty cần phải đặt ưu tiên phát triển kiến thức văn hóa, cũng giống như một số nhà quản lý đánh giá cao chỉ số EQ. Trên thực tế, một ai đó có thể đặt câu hỏi liệu có nhiều sự khác biệt giữa chỉ số EQ và chỉ số CQ, có thể chỉ số CQ là sự điều chỉnh EQ vào từng vấn đề cụ thể mà tập đoàn đương đầu.

Một thế kỷ sau khi William Stern, một chuyên gia tâm lý người Đức, đề xuất rằng người ta có thể được xếp hạng dựa trên thước đo về trí thông minh. Cho đến nay người ta vẫn còn tranh luận về việc liệu các đợt kiểm tra có đáng tin cậy không và liệu người ta có thể làm được gì để cải thiện chỉ số IQ. Ý tưởng đó chính là liệu sự khôn ngoan và hiểu biết văn hóa có thể được đo một cách khách quan và rằng liệu người ta có thể được dậy dỗ để cải thiện khả năng đó.

Ông Livermore cho rằng cuốn sách của ông chân thực hơn nhiều những cuốn sách khác nói về khác biệt văn hóa. Trong cuốn sách có một số lời khuyên khá hữu dụng, cuốn sách giúp giám đốc điều hành hiểu biết hơn về văn hóa khi họ đi du lịch nước ngoài, hiểu tiếng nước ngoài, xem phim về xã hội khác và nhiều điều khác nữa. Quan trọng nhất là cuốn sách đưa ra 5 yếu tố cơ bản để có thể hiểu được văn hóa của một nước khác, trong đó có cả việc luôn đúng giờ và thái độ đối với sự không chắc chắn.

Tác giả cuốn sách thừa nhận rằng nỗ lực của các công ty trong việc đào tạo nhân viên hiểu các vấn đề văn hóa đã thất bại bởi họ không vượt qua được sự mơ hồ và không khiến nhân viên của họ tôn trọng sự đa dạng. Để vượt qua điều này, công ty cần phải tạo ra được cấu trúc và ứng phó với nhiều vấn đề văn hóa chuyên biệt mà họ gặp phải. Khi tuyển dụng nhân sự cho các vị trí làm việc tại nước ngoài, họ cần chọn những ứng viên có chỉ số CQ cao. Ngoài ra, họ nên đưa chỉ số CQ vào chương trình đào tạo.

Phần lớn tập đoàn đa quốc gia và những công ty nhỏ muốn phát triển công việc kinh doanh qua mạng Internet đều phải đương đầu với những vấn đề về văn hóa. Nhiều công ty cũng đưa ra cách tiếp cận giống ông Livermore.

Hãng Yum! Brands, hãng sở hữu KFC và Pizza Hut, cho đến nay đã sử dụng hệ thống ABR (achieving breakthrough results) tạm dịch là hệ thống ghi nhận những kết quả đột phá được phát triển bởi John O’Keeffe (cũng là một chuyên gia trong quản lý) trong nỗ lực để thống nhất và bản địa hóa văn hóa doanh nghiệp của công ty.

Ngay cả chính quyền Tổng thống Obama cũng đã bắt đầu nhận ra để đạt được mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu trong 5 năm tới, giới kinh doanh Mỹ cần phải cải thiện kiến thức về văn hóa các nước khác thật nhanh chóng.

Bộ Thương mại Mỹ đã thuê trung tâm Global Learning Centre của ông Livermore để phát triển các chương trình đào tạo CQ. Hiện nay, ông Livermore nói: “Phần lớn các tập đoàn chú trọng vào chính sách thương mại và lờ đi sự cần thiết của việc suy nghĩ thông qua đàm phán, tiếp thị, phân phối và nhiều yếu tố khác xét trong tổng thể văn hóa.”

Chính phủ Mỹ hiện đang nghiêm túc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các công ty Mỹ phải cải thiện kiến thức văn hóa.


 

Ngọc Diệp
Theo Dân Trí/Economist


Bạn hãy click thích trang này trên facebook để cập nhật nhanh thông tin về những bài viết hay và hữu ích.

Thế giới CEO © 2024 PMV Corp, Tel:028.37156156, Tòa Nhà SBI, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam

Liên kết: Xem quảng cáo | Data Center | Mua Tên Miền | Mua Hosting | Xem Bản Đồ | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Ẩm Thực VIP | Vào học | Ảnh Plus