thegioiceo.com
Online 91 | Đăng nhập
Thời của Châu Á
13-08-2010  2390
Hiện nhu cầu tiêu dùng tư nhân ở 16 nền kinh tế mới nổi (Châu Á chiếm 10 vị trí) có tốc độ tăng trưởng gấp 2 lần Mỹ vào năm 2003, gấp 5 lần vào năm 2008 và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Điều này có thể được thể hiện rõ khi quan sát sự tăng trưởng tiêu thụ ôtô ở Trung Quốc. Trong năm 2009,13.6 triệu xe ôtô được bán tại Trung Quốc – cao gần gấp 7 lần so với năm 2000. Là một nước mạnh về sản xuất nhưng riêng lĩnh vực sản xuất ôtô ở quốc gia đông dân nhất thế giới này chưa đáp ứng đủ nhu cầu mua xe nội địa. Điều tương tự này cũng xẩy ra đối với sự phát triển của mạng lưới điện thoại di động của Ấn Độ.

Dự đoán nhập khẩu của Châu Á trong năm nay sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu trong nội bộ Châu Á và đảm bảo khả năng tăng tốc mạnh mẽ của GDP thực tế. Tốc độ tăng trưởng trong năm tới sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ dựa chủ yếu vào nhu cầu nội bộ trong các nước đang phát triển. Trung hạn, Châu Á sẽ bị tác động bởi nhu cầu yếu của các nước OECD, nhưng Châu Á (9 nước) chỉ xuất khẩu khoảng 30% vào thị trường OECD, trong khi 60.3% xuất khẩu trong Châu Á (bao gồm Nhật), và gần 75% tới các nước đang phát triển ngoài OECD. Trung Quốc và VN phụ thuộc nhiều hơn vào OECD, nhưng xuất khẩu tới các nước ngoài OECD cũng chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Lạm phát có thể không xuất hiện tại Mỹ và Châu Âu nhưng có thể xuất hiện tại Châu Á do tăng trưởng cung tiền, biến động giá thực phẩm ngắn hạn và sự đổ vốn quá mức vào tài sản, hàng hóa. Tuy nhiên, lĩnh vực IT có thể sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2010, sau 9 năm rơi vào trạng thái trì trệ.

Đối với thị trường VN, trong bối cảnh kinh tế chung, GDP của VN về cuối năm 2010 sẽ ở mức khoảng 6,4% và tiếp tục tăng vượt mức 7% trong năm 2011. Hiện nay, VN đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn là tăng thâm hụt thương mại kép do tăng trưởng GDP thực trong quý 4/2009 và vay nợ tăng mạnh ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn đó thì việc dòng vốn FDI vẫn tăng mạnh, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cân bằng đối ngoại. Mặc dù tổng lượng đầu tư cạn kiệt trong năm tài khóa 2008 - 2009 thì VN vẫn là điểm đến tiềm năng của các MNCs (tập đoàn đa quốc gia), đặc biệt là MNCs Châu Á và những bất lợi về kinh tế vĩ mô không làm mất đi tính hấp dẫn của thị trường này. Dòng vốn FDI nhanh chóng hồi phục trong quý 2-3 năm 2009 (trên 10% GDP), nhiều khả năng tỷ lệ này sẽ ổn định ở 8-10% GDP trong trung hạn và đây là một nguồn hỗ trợ cân bằng đối ngoại quan trọng.Xét trong tương quan với các nước trong khu vực, VN, với những chính sách đúng đắn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, lợi thế về nhân lực, ổn định chính trị vẫn là điểm thu hút vốn quan trọng. Mặt khác, với sự trỗi dậy của Châu Á sẽ là cơ hội lớn cho nền kinh tế VN nói chung, và DN Việt nói riêng.
Theo dddn.com.vn

Bạn hãy click thích trang này trên facebook để cập nhật nhanh thông tin về những bài viết hay và hữu ích.

Thế giới CEO © 2024 PMV Corp, Tel:028.37156156, Tòa Nhà SBI, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam

Liên kết: Xem quảng cáo | Data Center | Mua Tên Miền | Mua Hosting | Xem Bản Đồ | Lịch khai giảng | TourBalo | Thế giới CEO | Ẩm Thực VIP | Vào học | Ảnh Plus